Mục Lục

May 20, 2022 - Bởi Admin
Trong những năm gần đây, xu hướng luyện thi SAT đang dần trở nên phổ biến, vì kết quả của bài thi này có thể giúp người học có cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học danh tiếng và dành được học bổng. Thế nhưng, để đạt được điều đó thì không hề dễ dàng, vì vậy trong bài viết ngày hôm nay, IMG Learning sẽ giới thiệu với bạn lộ trình tự học và cách luyện thi SAT đạt điểm cao cho người mới bắt đầu.

1. Học SAT bắt đầu từ đâu?

Tìm hiểu cấu trúc kỳ thi SAT

Tổng quan, bài thi SAT gồm hai phần chính: Phần đọc hiểu & ngôn ngữ (Verbal Section) và Toán học (Mathematics Section). Phần thi Toán được chia nhỏ thành 2 phần: Toán được dùng máy tính và Toán không được dùng máy tính.

Bài chuẩn hóa SAT kéo dài trong 3 tiếng (thậm chí 3 tiếng 55 phút nếu học sinh lựa chọn thêm phần Viết luận). Điểm số tối đa cho một bài thi, từ sau năm 2016, là 1600 điểm (Từ 2016 trở về trước, điểm tối đa là 2400 điểm). Phần viết luận (Essay section) sẽ được chấm điểm riêng biệt khỏi phần đọc hiểu, ngôn ngữ & toán học nêu trên. Cấu trúc cụ thể cho từng phần thi như sau:

Bài thi SAT gồm hai phần chính là Phần đọc hiểu & ngôn ngữ  và Toán học.


Phân tích và đánh giá năng lực

Trước khi bắt đầu học SAT, bạn cần đánh giá năng lực để chọn lộ trình ôn luyện phù  hợp. Bạn có thể đăng ký tham gia kỳ thi SAT chính thức gần nhất để có thể đánh giá chính xác khả năng của mình.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Question-and-Answer Service (QAS) hoặc Student Answer Service (SAS) để được phân tích về khối lượng kiến thức hiện có cũng như các ưu nhược điểm của bạn.
Trước khi bắt đầu học SAT, bạn cần đánh giá năng lực để chọn lộ trình ôn luyện phù hợp

Sắp xếp lịch học

Để đảm bảo không bị áp lực trước thời điểm nộp hồ sơ đại học (tháng 11 năm học lớp 12) thì thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu luyện thi SAT là từ lớp 10. Tùy vào lịch học thực tế trên trường mà các bạn hãy lên kế hoạch, thời gian biểu rõ ràng để bắt đầu luyện SAT một cách hiệu quả.
Trước tiên, bạn cần xem xét mức điểm mục tiêu cần đạt được để xác định tổng số giờ phải học trong vòng một tháng. Mức tăng điểm càng cao, thời gian đầu tư càng nhiều. Bạn có thể tham khảo gợi ý sau:
  • Cải thiện 0 - 30 điểm: 10 giờ/tháng.
  • Cải thiện 30 - 70 điểm: 20 giờ/tháng.
  • Cải thiện 70 - 130 điểm: 40 giờ/tháng.
  • Cải thiện 130 - 200 điểm: 80 giờ/tháng.
Từ đây, bạn lựa chọn phân chia thời gian khả thi cho mỗi tuần, tuỳ thuộc vào ngày thi và phạm vi điểm hướng đến, sao cho phù hợp và hiệu quả với bản thân.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo thời gian biểu của các anh chị đã từng tham gia thi SAT, hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè và người thân có kiến thức về kì thi này để tích lũy kinh nghiệm, tránh lặp lại những sai lầm không đáng có.
Tuỳ thuộc vào ngày thi và phạm vi điểm hướng đến, sao cho phù hợp và hiệu quả với bản thân

Nguồn tài liệu

Có rất nhiều tài liệu SAT miễn phí được đăng tải chính thức trên mạng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu. Hãy thu thập tài liệu và hệ thống lại trước khi bắt tay vào ôn luyện để bạn không bị mất quá nhiều thời gian tìm kiếm thông tin. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt mua sách luyện thi chuyên đề để củng cố thêm các kỹ năng cần thiết.
Một cách khác đơn giản hơn đó là đăng ký một khóa luyện thi SAT, dù online hay offline. Việc đăng ký học sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn trong việc xây dựng lộ trình, hệ thống kiến thức, giúp ôn luyện bài bản hơn. 
Có rất nhiều tài liệu SAT miễn phí được đăng tải chính thức trên mạng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu.

Phân tích kết quả

- Giai đoạn bắt đầu
Ở giai đoạn đầu khi mới học SAT, bạn nên chọn những cuốn sách có đáp án và giải thích chi tiết để biết mình đúng hoặc sai chỗ nào và vì sao sai, vì sao đúng. Ngoài ra bạn cũng nên xác định tần suất các câu trả lời sai cho mỗi dạng câu hỏi. Sau đó, hãy sắp xếp các dạng câu trả lời sai theo thứ tự sai, từ nhiều nhất đến ít nhất.
Tiếp tục làm cho đến khi bạn nhuần nhuyễn mỗi phần. Sau khi bạn hoàn thành việc chữa và hiểu rõ tất cả các chương thường xuyên mắc lỗi, bạn đã sẵn sàng chuẩn bị giai đoạn kế tiếp. Nếu còn điểm nào băn khoăn, mơ hồ, hãy tìm sự trợ giúp của thầy cô để xác định lại phương pháp làm bài, tư duy giải đề chuẩn nhất.
- Giai đoạn ôn tập
Giai đoạn thứ hai sẽ là quá trình kết hợp giữa việc học và việc luyện đề mini test. Chia bài ra từng phần nhỏ, làm bài tập và ôn kiến thức.  Khi bạn làm các chương bài tập và luyện đề, bạn nên cố gắng làm đi làm lại những câu sai.
Đa phần các bạn có khuynh hướng xem nhẹ hoặc bỏ qua quá trình ôn tập và làm lại đề. Bởi các bạn thường nghĩ chỉ cần làm càng nhiều đề càng tốt. Tuy nhiên, nó thực sự không hiệu quả, hầu hết ⅔ kiến thức sẽ được ghi nhớ lại qua quá trình ôn tập.
- Giai đoạn luyện đề
Giai đoạn luyện đề sẽ là giai đoạn cuối cùng đánh giá tổng thể về kỹ năng và hiệu suất ôn luyện của bạn. Trong giai đoạn này, bạn cần xem xét các khía cạnh quan trọng như:
  • Điểm tổng thể (Total Score): Tổng điểm của cả ba phần trong kỳ thi SAT, bao gồm Reading (Đọc hiểu), Writing and Language (Ngữ văn và Ngữ pháp) và Math (Toán học).
  • Điểm từng môn (Section Scores): Phân tích điểm số từng môn sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết về kỹ năng của mình trong từng lĩnh vực cụ thể.
  • Phân tích đáp án sai (Answer Analysis): Xem xét các câu trả lời sai trong kỳ thi SAT để hiểu lý do bạn mất điểm. Từ đó, tập trung ôn tập vào những kỹ năng đó.
  • Quản lý thời gian: Xem xét thời gian mà bạn đã dành cho từng phần và đạt được điểm số như thế nào. 
  • So sánh với mục tiêu: So sánh kết quả của bạn với mục tiêu điểm số bạn đã đặt ra trước kỳ thi, để đánh giá xem bạn đã đạt được mục tiêu hay chưa.
  • So sánh với yêu cầu đầu vào trường đại học: Xem xét điểm số của bạn so với yêu cầu đầu vào của các trường đại học mà bạn quan tâm.
Phân tích kết quả là quá trình quan trọng để bạn đánh giá được năng lực của mình

Thử nghiệm thực tế

Sau quá trình ôn luyện kỳ thi SAT, cách tốt nhất để biết bản thân đã luyện thi hiệu quả chưa là kiểm tra thử. Tốt nhất là bạn nên thi thử như thi thật, chọn không gian yên tĩnh, cài đặt thời gian 3 tiếng và dùng máy tính để thi.
Quá trình ôn luyện thi SAT giúp bạn làm quen với định dạng và yêu cầu của kỳ thi, từ đó cải thiện kỹ năng giải quyết bài tập trong khoảng thời gian nhất định và định hình lại phương pháp ôn luyện của mình nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Quá trình ôn luyện thi SAT giúp bạn làm quen với định dạng và yêu cầu của kỳ thi

Giai đoạn nước rút khi học SAT

Tuần cuối cùng trong lộ trình học SAT sẽ là thời gian để củng cố kiến thức và nghỉ ngơi. Việc học thêm kiến thức mới là không hiệu quả trong giai đoạn này.
Những gì bạn cần làm là đảm bảo mọi thứ mà bạn đã học trở thành những thứ bạn biết hoàn chỉnh. Xem lại các ghi chép. Kết thúc các công việc đang còn thử lại. Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và tập thể dục.
Tuần cuối sẽ là thời gian để củng cố kiến thức và nghỉ ngơi

Ngày thi chính thức

Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc trước ngày thi. Chuẩn bị các vật dụng đầy đủ và cẩn thận. Gọt bút chì, mua cục tẩy mới, thay pin mới cho máy tính bỏ túi, đặt tất cả các tài liệu sang một bên.
Hãy nhớ rằng, những gì bạn sắp hoàn thành là cả một quá trình ôn tập và rèn luyện trong nhiều tháng qua. Và bây giờ bạn đã sẵn sàng để gặt hái thành quả sau quá trình dài học SAT.

2. Lộ trình tự học SAT trong 4 tháng

Luyện thi SAT trong 4 tháng đòi hỏi sự lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả. Dưới đây là một lộ trình tổng quan để bạn tham khảo:

Tháng 1: Định hình mục tiêu và chuẩn bị

  • Xác định mục tiêu điểm số: Đặt mục tiêu điểm số cho kỳ thi SAT dựa trên yêu cầu đầu vào của các trường đại học mà bạn quan tâm.
  • Tìm hiểu về kỳ thi SAT: Tìm hiểu về cấu trúc, định dạng và nội dung của kỳ thi SAT. Đọc sách hướng dẫn ôn thi SAT và tìm hiểu về các phần trong bài thi.

Tháng 2:  Xây dựng nền tảng kiến thức

  • Xem xét kiến thức cơ bản: Đánh giá kiến thức hiện tại của bạn trong các môn học như Toán, Ngữ văn, và Ngữ pháp. Tìm hiểu về các khái niệm và kỹ năng cần thiết cho mỗi phần trong kỳ thi SAT.
  • Học lý thuyết: Sử dụng tài liệu ôn thi SAT chính thống để học lý thuyết và các quy tắc, phương pháp giải quyết bài tập.

Tháng 3: Thực hành và ôn tập

  • Làm bài tập: Bắt đầu làm bài tập và câu hỏi thực tế từ sách ôn thi SAT. Làm các bài tập có độ khó tăng dần và thử làm các bài thi thử SAT.
  • Phân tích kết quả: Xem xét kết quả của bạn từ các bài tập và bài thi thử. Phân tích điểm số và xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình. Tập trung ôn tập và cải thiện các kỹ năng cụ thể.

Tháng 4: Ôn tập và làm bài thi thử cuối cùng

  • Ôn tập lại kiến thức: Tổ chức ôn tập toàn diện các khái niệm và kỹ năng trong các môn học liên quan đến kỳ thi SAT. Xem lại các phần đã học, làm các bài tập ôn lại và giải quyết các câu hỏi thực tế.
  • Làm bài thi thử cuối cùng: Trước kỳ thi SAT thực tế, làm một bài thi thử cuối cùng để đánh giá tiến độ và mức độ chuẩn bị của bạn. Phân tích kết quả và xác định các điểm cần cải thiện cuối cùng.
Luyện thi SAT trong 4 tháng đòi hỏi sự lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả
Học và luyện thi SAT là một quá trình gian nan và nhiều thử thách, bạn cần sự kiên trì và bền bỉ để hoàn thành lộ trình này. Hy vọng với một số chia sẻ như trên đã phần nào giúp bạn tạo ra được một kế hoạch ôn thi SAT phù hợp, hiệu quả. Lời cuối cùng Chúc bạn thành công trên con đường học vấn của mình.

>> XEM THÊM


Có nên học online không? Những lợi ích của việc học online