Mục Lục

May 11, 2022 - Bởi Admin
Để nhập học tại Mỹ, sinh viên quốc tế cần xin được visa F1 hoặc M1 để đạt được tư cách sinh viên. Trong số đó, visa F1 được sử dụng phổ biến hơn. Để được cấp visa F1, sinh viên cần vượt qua một cuộc phỏng vấn quan trọng. Dưới đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn visa Mỹ để giúp bạn có một buổi phỏng vấn visa thành công.

1. Giấy tờ cần thiết khi đi phỏng vấn du học Mỹ 

Để có thể đáp ứng được các điều kiện xin visa du học Mỹ, trước tiên các bạn cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ dưới đây.

Các giấy tờ bắt buộc cho visa du học Mỹ

Các bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để có thể hoàn thành thủ tục xin visa du học Mỹ: 

Bản sao thư phỏng vấn.

Bản in đơn xin visa DS-160.

Biên lai đóng lệ phí phỏng vấn.

Giấy tờ tùy thân và passport.

I-20 hoặc DS-2019 và thư mời nhập học

Xác nhận đóng phí SEVIS. 

(hình 1)

Hồ sơ học tập

Bên cạnh đó, đối với visa du học, hồ sơ học tập của bạn cần bao gồm: 

Các giấy tờ, bằng cấp liên quan đến học tập tại Việt Nam.

Chứng chỉ TOEFL, SAT, GRE, GMAT hoặc LSA (bản gốc).

Các chứng chỉ hoạt động ngoại khóa.

Các giấy tờ khác có liên quan đến quá trình học tập của bạn.

(hình 2)

Hồ sơ chứng minh tài chính

Các giấy tờ liên quan đến tài chính luôn được yêu cầu khi xin visa du học Mỹ, gồm các giấy tờ:

Bản gốc sao kê ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm.

Các giấy tờ chứng minh thu nhập của bản thân hoặc bố mẹ.

Bản gốc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hợp đồng mua bán, cổ phần đối với tất cả các tài sản cố định được kê khai.

(hình 3)

Một số giấy tờ tùy thân khác

Giấy khai sinh.

Chứng minh nhân dân.

Hộ khẩu.

Đăng ký kết hôn (của bản thân hoặc của cha mẹ).

(hình 4)

2. Quy trình phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Quy trình phỏng vấn visa Mỹ được thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Xuất trình lịch hẹn và hộ chiếu để nhân viên an minh kiểm tra đối chiếu danh sách vào cổng. Sau khi vào cổng an ninh, các thiết bị điện tử và các vật dụng cấm (danh sách được in trên thông báo) sẽ bị tạm giữ lại. 

Bước 2: Bạn sẽ phải xếp hàng lấy số thứ tự theo sự hướng dẫn của nhân viên điều phối để kiểm tra hồ sơ thủ tục chính. 

Bước 3: Sau khi kiểm tra xong hồ sơ, bạn sẽ được lấy dấu vân tay theo đúng hướng dẫn. 

Bước 4: Xếp hàng ngồi đợi đến lượt phỏng vấn. Bạn sẽ có một điều phối hướng dẫn bạn ngồi vào dãy chờ. Lưu ý, ngồi nghiêm túc và trật tự không để ý đến các cuộc phỏng vấn đang diễn ra. Biểu hiện không tốt của bạn ở bước này có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn. 

Bước 5: Bắt đầu phỏng vấn. Bạn đứng đối diện với viên chức Lãnh sự và cuộc phỏng vấn được ngăn cách bằng 1 lớp kính nhằm mục đích an ninh. Sẽ có một ô cửa nhỏ để khi viên chức Lãnh sự yêu cầu các hồ sơ, bạn có thể đưa qua cho viên chức kiểm ra.

(hình 5)

3. Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn du học Mỹ

Câu hỏi thông tin cá nhân

Đầu tiên, bạn thường được yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân. Bạn nên trả lời đầy đủ và rõ ràng ngay từ đầu nhằm tạo sự ấn tượng và không làm tốn thời gian về những thông tin cơ bản này.

Một số câu hỏi bạn sẽ nhận được:

Please introduce yourself! (Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình)

What’s your name? Why are you here today? (Bạn tên là gì? Tại sao hôm nay bạn ở đây?)

How old are you? What’s your job? (Bạn bao nhiêu tuổi? Bạn làm công việc gì?)

What are your hobbies? (Sở thích của bạn là gì)

Do you like traveling? Have you ever been abroad? (Bạn có thích đi du lịch không? Bạn đã từng đi ra nước ngoài bao giờ chưa?)

Have you ever lived away from your parents? (Bạn từng sống xa cha mẹ bao giờ chưa?)

(hình 6)

Câu hỏi về gia đình

Những câu hỏi liên quan đến gia đình bạn cũng là câu hỏi bạn sẽ nhận được khi phỏng vấn visa Mỹ.

How many people are there in your family? (Gia đình của bạn có tất cả bao nhiêu thành viên?)

What’s your father’s/ mother’s name? How old is your father/ mother? (Bố/mẹ bạn tên gì? Bố/mẹ bạn bao nhiêu tuổi?)

What do they do?/What are their jobs?Do you know anything about your parents’ companies? (Họ làm công việc gì? Bạn có biết bất kỳ thông tin gì về công ty của ba/mẹ mình không?)

Are you living with your parents? (Hiện tại bạn có đang sống cùng với cha/mẹ không?)

Have your parents/ your siblings traveled abroad? (Cha mẹ/Anh chị của bạn trước đây đã từng ra nước ngoài chưa?)

Why don’t your older brother(s)/sister(s) study abroad like you? (Tại sao anh/chị bạn lại không ra nước ngoài học tập như bạn?)

(hình 7)

Câu hỏi về kết quả học tập tại Việt Nam và kế hoạch học tập tại Mỹ

What grade are you studying in? What’s your grade? (Bạn đang học lớp mấy?)

How good is your English? (Tiếng Anh của bạn tốt chứ?)

What’s your school name? Could you tell me something special about your school  (Trường bạn học tên gì? Có thể kể cho chúng tôi điều gì đó đặc biệt về trường học của bạn không?)

Do you do well at school? What was your previous GPA?  (Bạn học tập tốt chứ? Điểm GPA của bạn bao nhiêu?

What are your test scores (GRE, GMAT, SAT, TOEFL, IELTS)? (Điểm thi GRE, GMAT, SAT, TOEFL, IELTS bao nhiêu?)

Why did you choose your major in the current/ previous school? Do you want to change that? (Tại sao bạn chọn học chuyên ngành này tại trường? Bạn có muốn thay đổi không?)

Why not study in Canada, Australia or the UK? (Tại sao bạn không chọn đi du học tại Canada, Australia hay UK?)

How will you manage the cultural and educational differences in the US? (Bạn sẽ giải quyết vấn đề khác biệt về văn hóa như thế nào khi đi du học Mỹ?)

Why do you choose US to study? Why don’t you choose another country to study? (Tại sao bạn chọn tới Mỹ du học? Tại sao không phải là nước khác?)

Tell me the reasons why you chose this school?  Why don’t you choose another school to study? (Hãy cho chúng tôi biết lý do mà bạn chọn học tại ngôi trường này mà không phải trường khác?)

(hình 8)

 Các câu hỏi về tài chính khi đi du học

Là một phần quan trọng khi đi du học mỹ, bạn sẽ được hỏi những câu hỏi liên quan đến khả năng tài chính trong buổi phỏng vấn visa nhằm chứng minh khả năng chi trả cho việc đi du học của bạn. 

What is your family’s monthly income? (Thu nhập gia đình bạn hiện nay như thế nào?)

Did you get offered a scholarship at your school? (Bạn có nhận được học bổng không?)

What are your parent’s salaries? (Lương/thu nhập của ba mẹ bạn như thế nào?)

Besides income, do your parents have other sources of income? (Ngoài lương, ba mẹ bạn có nguồn thu nhập khác ngoài lương không?)

Can I see your tax returns? (Tôi có thể xem tờ khai thuế cá nhân của bạn không?)

Do your parents have a savings book? How much money does it have? (Ba mẹ bạn có tiền gửi tiết kiệm không? Bao nhiêu?)

How do you plan to fund the entire duration of your education? How much do you have to pay for your study in USA? (Kế hoạch tài trợ du học của bạn như thế nào? Tổng chi phí du học Mỹ của bạn là bao nhiêu?)

(hình 9)

Câu hỏi về dự định sau khi học xong

Bạn cần trả lời được rõ ràng, chi tiết những kế hoạch và dự định của bản thân sau khi hoàn thành xong chương trình học tập. Bạn nên có những thông tin về mục tiêu trong khoảng 5 năm tới, nơi làm việc và mức lương mong muốn,...

Will you return to Vietnam when you finish studying? How can you prove that you will return to Vietnam? (Sau khi học xong bạn sẽ trở về Việt Nam không? Làm sao bạn chứng minh được bạn sẽ trở về Việt Nam?)

What will you do after you finish your study in the US? (Bạn sẽ làm gì sau khi học xong?)

How long do you intend to stay in the US after you finish your study? (Bạn có ý định ở Mỹ tiếp bao lâu nữa sau khi tốt nghiệp?)

If you are offered a good job with high salary, will you agree to work? (Bạn có ở lại nếu như tại Mỹ tìm được một công việc tốt với mức lương cao?) 

(hình 10)

Những câu hỏi khác

Ngoài ra, bạn có thể sẽ nhận được một số câu hỏi khác để đánh giá phản ứng tình huống của bạn.

 What makes me grant you a Visa according to you? (Theo bạn điều gì khiến tôi nên cấp Visa cho bạn?)

What will you do if I said that you are not qualified for a Visa? (Bạn sẽ làm gì nếu tôi nói rằng bạn đã xin Visa thất bại?)

Why do you think I should give you a Visa? (Tại sao bạn nghĩ tôi nên cấp Visa cho bạn?)

Have you ever lived away from your parents? What will you do if you miss your parents? (Bạn đã bao giờ sống xa bố mẹ hay chưa? Bạn sẽ làm gì nếu bạn nhớ ba mẹ mình?)

What difficulties do you think you may encounter in the US? (Bạn nghĩ rằng sẽ có khó khăn nào bạn có thể sẽ gặp khi ở Mỹ?)

What will you do if your parents ran out of money and could not afford to study well? (Bạn sẽ làm gì nếu cha mẹ bạn hết tiền và không thể tiếp tục lo cho bạn du học?)

(hình 11)

4. Kinh nghiệm cách trả lời phỏng vấn du học Mỹ

Bên cạnh việc chuẩn bị trước những thông tin và giấy tờ cần thiết, bạn cần luyện tập phong thái ứng xử và giữ bình tĩnh để có thể trả lời phỏng vấn tốt nhất. 

Chuẩn bị và luyện tập trước các câu hỏi

Việc luyện tập trước giúp bạn tự tin hơn khi trả lời những câu hỏi khi được đưa ra bởi nhà tuyển dụng. Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn sẽ trả lời những câu hỏi theo một cách rập khuôn. Hãy nhớ ý và trả lời một cách thoải mái nhất. Ngoài ra, việc luyện tập trước giúp bạn điều chỉnh được giọng nói, ngữ điệu, phát âm và sớm sửa chữa những lỗi có thể xảy ra sớm nhất. 

Giữ bình tĩnh khi trả lời 

Khi phỏng vấn, bạn khó tránh khỏi hồi hộp và run sợ. Hãy hít thở sâu và thả lỏng cơ thể để ổn định cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất. Hãy xem như đây là một buổi chia sẻ về kế hoạch của bản thân với nhân viên thị thực. Hãy giữ bình tĩnh và trả lời theo cách thoải mái và thân thiện với người phỏng vấn nhất.

(hình 12)

Trang phục và tác phong phù hợp

Bạn hãy lựa chọn những trang phục gọn gàng và lịch sự khi tham gia phỏng vấn để có ấn tượng đầu tiên tốt nhất với nhà tuyển dụng. Không nên lựa chọn đồ quá sặc sỡ màu sắc hoặc quá rườm rà. Hãy ngồi thẳng lưng, tay đặt lên nhau, cơ thể hướng về người phỏng vấn. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại, cầm vật nào đó trên tay hoặc hay nhìn xung quanh. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện.

Giữ gìn sức khỏe tốt

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc trước khi tham gia phỏng vấn. Tránh ăn uống những thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy đảm bảo cơ thể bạn trong trạng thái ổn định và thoải mái nhất trước khi tham gia phỏng vấn để đạt được kết quả như bạn mong đợi.

(hình 13) 

5. Những điều nên tránh khi phỏng vấn du học Mỹ

Không chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn 

Bạn cần chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn visa nếu bạn thực sự nghiêm túc với dự định du học Mỹ của mình. Bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi đi phỏng vấn, ăn mặc lịch sự và chuẩn vị trước cho các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn. 

Bạn có thể được yêu cầu trả lời nhiều câu hỏi hơn người khác hoặc được yêu cầu xuất trình các tài liệu để chứng minh các câu trả lời của mình  nếu như người phỏng vấn cảm thấy cần thêm thông tin. Vì vậy, cần chuẩn bị sẵn sàng và kỹ lưỡng để đạt được kết quả phỏng vấn tốt nhất. 

(hình 14)

Không mang đầy đủ tài liệu

Có mẫu đơn DS-160 và mẫu đơn I-20 là yêu cầu bắt buộc khi bạn thực hiện quy trình nộp đơn của thị thực du học F1. Mẫu đơn I-20 được cung cấp bởi các trường Cao đẳng, Đại học tại Mỹ được SEVP chấp thuận. 

Biểu mẫu này bao gồm các thông tin về thời gian khóa học của bạn, tình hình tài chính của bạn,... Nó cũng cho phép bạn sắp xếp một cuộc hẹn phỏng vấn visa F1 của bạn với Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Bạn phải có Mẫu I-20 gốc, trang xác nhận DS-160 và hộ chiếu còn hạn ít nhất sáu tháng sau thời gian bạn lưu trú tại Mỹ.

(hình 15)

Tiếng Anh không đủ tốt

Một yêu cầu khi phỏng vấn du học Mỹ là phải phỏng vấn bằng tiếng Anh để viên chức Tổng lãnh sự quán có thể kiểm tra và đánh giá năng lực ngoại ngữ xem bạn đủ khả năng theo học tại Mỹ hay không. Khi phỏng vấn visa, hãy hạn chế nói tiếng Việt vì họ sẽ cho rằng bạn không đủ khả năng để du học. 

Khi bạn không nghe được họ nói bằng tiếng Anh, hãy nói “Pardon me!”,“Please repeat for me!” thì nhân viên lãnh sự sẽ lập lại câu hỏi giúp bạn. Nếu không hiểu câu hỏi bạn có thể nhờ phiên dịch dịch ra tiếng Việt nhưng bắt buộc bạn phải trả lời bằng tiếng Anh. 

Nếu không thể có đủ khả năng để trả lời bằng tiếng Anh, hãy xin phép họ được trả lời bằng tiếng Việt. Tránh nói lẫn lộn giữa tiếng Anh và tiếng Việt vì điều này sẽ gây mất thiện cảm cho người phỏng vấn và cần linh động giữa các câu hỏi để lựa chọn trả lời bằng tiếng anh hoặc tiếng Việt sao cho hợp lý. 

(hình 16)

Không chia sẻ chi tiết về chỗ ở rõ ràng

Nếu bạn có người thân ở Mỹ mà bạn muốn ở cùng trong khoảng thời gian du học hoặc đăng ký ở ký túc xá trường đại học, bạn cần nói rõ ràng địa chỉ và chắc chắn với người phỏng vấn. 

Người phỏng vấn cần biết lý do tại sao bạn lại lựa chọn như vậy. 

 Ví dụ, bạn có người thân ở Mỹ nhưng bạn lại lựa chọn ở ký túc xá. Bạn có thể giải thích rằng ở ký túc xá sẽ thuận tiện và linh hoạt hơn cho việc học tập của bạn. Hoặc bạn cũng có thể giải thích rằng việc ở ký túc xá sẽ thoải mái hơn so với việc ở chung với người thân họ hàng. 

(hình 17)

Không chứng minh được dự định về Việt Nam

Chứng minh dự định trở về Việt Nam của bạn đồng nghĩa với việc bạn sẽ quay lại quê hương sau khi hoàn thành chương trình học tại Hoa Kỳ.

Thị thực F1 là loại thị thực không liên quan đến việc nhập cư, chỉ cho phép bạn tìm kiếm một nơi học tập mà không có kế hoạch cụ thể về cư trú lâu dài, thông tin về tài sản, kinh doanh, gia đình, hoặc mối quan hệ xã hội ở nước Mỹ. Bất kỳ ràng buộc nào bạn có tại quốc gia hiện tại cũng sẽ được coi là điều kiện không rõ ràng theo thị thực F1 và bạn có thể sẽ nhận thẻ đỏ. 

(hình 18)

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm phỏng vấn visa Mỹ. Nếu bạn quan tâm đến việc xin visa Mỹ, hãy tìm hiểu thông tin uy tín và tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn. Mong rằng những thông tin trên sẽ đem đến những thông tin bổ ích đến bạn. Chúc bạn thành công!

XEM THÊM 

Top 10 trang web luyện thi IELTS miễn phí mà bạn nên biết 


Lộ trình tự học và luyện thi SAT đạt điểm cao cho người mới bắt đầu 


Gia sư Online là gì? Ưu điểm và nhược điểm của hình thức gia sư Online